Tại sao đeo lens bị cộm? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện nay, lens (kính áp tròng) là một sản phẩm không thể thiếu đối với các bạn trẻ và đặc biệt hữu ích với những bạn sở hữu đôi mắt cận/cận loạn. Lens là giải pháp thay thế hoàn hảo cho kính cận gọng trong một vài trường hợp và cũng là 1 sản phẩm hỗ trợ làm đẹp cho đôi mắt. Tuy nhiên, đây là sản phẩm được sử dụng đeo trực tiếp lên mắt. Nên khi đeo lens bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức để đảm bảo an toàn cho đôi mắt. Một trong những cảm giác gây hoang mang cho người dùng là đeo lens bị cộm. Hãy cùng Eyesme tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!
Các trường hợp đeo lens bị cộm thường gặp
Bị cộm khi lần đầu sử dụng lens
Chọn kích thước lens không phù hợp
Chọn lens có kích thước quá to so với mắt là lý do phổ biến khiến mắt bị cộm và không thể chịu được.
Kích thước lens được thể hiện qua thông số DIA, là kích thước của toàn bộ lens. Đây là thông số mà hầu hết các hãng lens đều sẽ công bố trên bao bì sản phẩm và trên các kênh truyền thông.
Thông thường, với size mắt của người Việt thì chọn lens có DIA giao động từ 14.0mm đến 14.5mm. Những bạn có khoang mắt nhỏ nên chọn lens có từ 14.0 – 14.2mm để đảm bảo êm ái cho mắt.
Ngâm lens chưa đủ thời gian đối với lens dài ngày
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cộm mắt trong lần đầu đeo lens. Khi mới mua lens về bạn sẽ thấy bên trong lọ/vỉ lens là 1 chiếc lens được ngâm trong dung dịch bảo quản. Đối với một số dòng lens, nếu lens không được làm sạch hết chất bảo quản này thì lúc đeo lens mắt sẽ gây cảm giác xót, ngứa và có thể gây cộm mắt. Nên sau khi khui lens khỏi vỉ, bạn cần ngâm lens ít nhất 6-8 tiếng trước khi đeo bằng nước ngâm chuyên dụng.
Đối với lens Eyesme, chúng mình áp dụng công nghệ mới cải tiến trong khâu bảo quản. Nên khi mua lens Eyesme bạn chỉ cần ngâm ít nhất 1 giờ trước khi đeo.
Mắt chưa thích nghi được với lens
Đối với trường hợp lần đầu đeo lens và mắt bạn cảm thấy bị cộm thì nguyên nhân cũng có thể là do mắt bạn chưa quen với việc có 1 vật thể lạ được đeo vào mắt.
Cách khắc phục: Bạn hãy tháo lens ra, làm sạch và ngâm lens. Sau đó nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng và để mắt nghỉ ngơi trong 1 vài phút, sau đó thử nhẹ nhàng đeo lại.
Đeo sai chiều lens
Đây là lỗi khá phổ biến đối với những bạn mới đeo lens lần đầu. Khi đeo ngược chiều lens, lens sẽ không ôm sát được vào mắt. Đồng thời phần viền lens sẽ bị vểnh ra cà vào thành mắt và gây cộm.
Vì vậy trước khi đeo lens, đặt lens lên đầu ngón tay và phân biệt chiều lens theo hình dưới đây.
Mắt bị cộm sau nhiều giờ đeo liên tục
Thời gian đeo lens được chuyên gia khuyên dùng là từ 6-12H mỗi ngày. Để đảm bảo giữ được sự thông thoáng cho mắt. Sau khoảng thời gian đó, lens bắt đầu có hiện tượng khô lại, không đủ độ ẩm nên sẽ gây cộm cho mắt. Hiện nay, công nghệ sản xuất tiên tiến, nhiều hãng lens cũng đã truyền thông rằng lens có thể đeo 24/24. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mắt, bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian dưới 12H. Và cấp ẩm thêm cho mắt bằng nước nhỏ mắt chuyên dụng sau mỗi 2H đeo lens.
Bị cộm khi đeo lại sau 1 thời gian ngâm và bảo quản
Vệ sinh và bảo quản lens sai cách
Ngâm lens và vệ sinh lens không đúng cách có thể gây bám bụi bẩn vào lens và làm xước lens. Vết xước lens có thể không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng khi đeo lens vào mắt sẽ gây cảm giác cộm rát và khó chịu. Vậy nên, sau mỗi lần đeo lens, bạn cần vệ sinh làm sạch lens thật kỹ. Sau đó bảo quản bằng nước ngâm lens chuyên dụng. Thay nước ngâm lens sau mỗi 2-3 ngày để đảm bảo lens không bị khô trong quá trình cất giữ.
Làm gì khi đeo lens bị cộm
- Dù lý do là gì đi chăng nữa, khi đeo lens mắt cảm thấy cộm, việc đầu tiên bạn cần làm là tháo lens ra khỏi mắt, làm sạch vào bảo quản chúng bằng nước ngâm.
- Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo hoặc nước nhỏ mắt chuyên dụng và cho mắt nghỉ ngơi.
- Tuyệt đối không dụi mắt trong thời gian này.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây cộm mắt trong các nguyên nhân nói trên. Cân nhắc xem trường hợp của mình có tiếp tục sử dụng lens tiếp được không.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng lens để đảm bảo an toàn cho mắt
- Trước khi đeo lens cần rửa sạch tay và dụng cụ đeo lens.
- Chọn lens có kích thước phù hợp với mắt.
- Đảm bảo đeo đúng chiều lens.
- Không sử dụng lens quá hạn sử dụng, khô cứng, rách, xước,…
- Không ngâm và rửa lens bằng bất kỳ dung dịch nào khác ngoại trừ nước ngâm lens chuyên dụng.
- Thay nước ngâm lens sau mỗi lần sử dụng.
- Nhớ đeo thêm kính bảo hộ khi đeo lens chạy ngoài đường.
- Không đeo lens đi ngủ, tắm, bơi,…
- Đeo kính áp tròng trước khi thực hiện các bước makeup khác.
Trên đây là những lý do gây cộm khi đeo lens và cách khắc phục mà Eyesme đã tổng hợp. Rất mong bài viết này sẽ hữu ích với bạn!